Cho dù là trong trường hợp bạn đang sử dụng PC hoặc là Laptop thì đôi khi bạn có nhu cầu muốn xem thông tin về các bộ phận phần cứng như là các loại card màn hình để có thể biết rằng máy tính của bạn đã được cài đặt Windows phiên bản bản mới nhất hoặc là phần card mà bạn sử dụng có thể đáp ứng được yêu cầu để có thể chơi game hoặc là phần mềm trên máy tính hay không?
Nếu như bạn đang loay hoay không biết cách kiểm card màn hình – hay là xem thông số card màn hình trên máy tính như thế nào thì trong bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn 3 cách để có thể kiểm tra card màn hình một cách chuẩn xác nhất.
Có thể bạn quan tâm:
Giới thiệu chung về card màn hình:
Card màn hình là gì?
Card màn hình hay chúng ta gọi với cái tên đơn giản hơn đó là card đồ họa. Đây chính là một thành phần đóng vai trò quan trọng của máy tính. Nhiệm vụ của card đồ họa chính là xử lý những thông tin liên quan đến vấn đề về hình ảnh trong máy tính như là các yếu tố màu sắc hay độ phân giải… Vì đóng vai trò quan trọng như vậy nên card đồ họa là một chi tiết không thể thiết trong chiêc máy tính của bạn.
Card màn hình bao gồm 2 loại chính:
Làm thế nào để có thể kiểm tra Card màn hình?
Cách 1: Bạn sử dụng phần mềm Directx Diagnostic Tool
Đây chính là phần mềm được tích hợp sẵn trong Windows. Phần mềm này không những giúp bạn kiểm tra card màn hình mà bạn còn biết các thông tin khác về Ram, CPU hay là Drivers… Để có thể tiến hành kiểm tra card màn hình bằng phần mềm này, bạn làm như sau:
Bước 1: Bạn thực hiện bấm tổ hợp phím Windows + R để tiến hành mở hộp thoại Run lên. Sau đó gõ vào ô từ “dxdiag”. Sau đó tiến hành ấn OK.
Bước 2: Khi hộp thoại được mở lên, bạn tiến hành ấn tab Display và xem phần Name đầu tiên để có thể biết được tên card màn hình.
Cách 2: Sử dụng phần mềm CPU Z
CPU Z chính là một phần mềm giúp bạn có thể xem được cấu hình máy tính phổ biến nhất hiện nay, dù Windows đã có sẵn phần mềm tương tự có tên gọi là Directx Diagnostic Tool tuy nhiên thông tin cung cấp của phần mềm này không chi tiết bằng CPU Z.
Bước 1: Bạn tiến hành vào trang chủ sau đó tải phần mềm về máy.
Bước 2: Sau khi tải về rồi tiến hành cài đặt, bạn tiến hành click đúp chuột để có thể mở phần mềm lên. Tiếp đó chọn tab Graphics và xem card màn hình của bạn tại Display Device Selection. Kết quả xem thì cũng như cách 1 thôi.
Cách 3: Không cần sử dụng phần mềm:
Nếu như laptop của bạn có card rời, thường thì bộ phận này nằm ở phía bên phải laptop cạnh touchpad sẽ có nhãn của nhà sản xuất. Hãy kiểm tra xem Laptop của bạn có không nhé. Nếu như không có thì có nghĩa là máy đó dùng card onboard.
Lời kết
Đây là 3 cách đơn giản giúp bạn kiểm tra card màn hình của bạn là card rời hay không. Với công nghệ ngày càng phát triển như hiện này thì card-onboard đang ngày càng phát triển mạnh. Chính vì vậy nếu như bạn không cần một cấu hình khủng để chơi game hay thiết kế đồ họa thì bạn không cần mua card rời làm gì vì thiết bị này khá là tốn tiến
Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích trong việc kiểm tra thông tin về card màn hình. Nếu như có bất kì thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn tốt nhất nhé.
Hiện tại chưa có ý kiến đánh giá nào về bài viết này. Hãy là người đầu tiên chia sẻ cảm nhận của bạn.
Copyright ® 2002 – 2017 tashop . All Rights Reserved