Trong quá trình sử dụng, hiện tượng máy tính Laptop bị giật lag là một hiện tượng hay gặp phải. Tuy nhiên xử lý như thế nào không phải ai cũng biết. Với bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách khắc phục hiện tượng Laptop bị giật lag.
Virus là thủ phạm gây ra hiện tượng máy Laptop bị giật Lag
Một số loại Virut gây nên lỗi hệ điều hành và làm cho máy Laptop bị treo. Cách xử lý đơn giản chính là việc bạn sử dụng một phần mềm chống virus đáng tin cậy, tiến hành cắt kết nối mạng, rồi sau đó tiến hành quét virut ở tất cả các ổ đĩa.
Bộ phận tản nhiệt CPU có vấn đề
Khi bộ phận CPU bị quá nhiệt thì nó sẽ bị treo hoặc là tự động tắt máy. nếu bạn sử dụng máy trong phòng điều hòa thì máy sẽ bị treo và có thể không sử dụng được vào việc gì. Nếu trong trường hợp máy tính chạy quá nhiều năm thì phần tiếp xúc giữa cánh tản nhiệt và bề mặt CPU sẽ bị khô cứng, điều này gây ra hiện tượng truyền nhiệt không tốt và dẫn đến máy tính sẽ bị lag giật khi hoạt động lâu.
Cách khắc phục:
Ổ cứng sắp hỏng
Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến. Khi mà bạn tiến hành loại trừ nguyên nhân thứ nhất rồi thì bạn nên nghĩ đến trường hợp này, nếu ổ cứng bị mất dữ liệu nhiều, hệ điều hành cần file đó tuy nhiên không có dẫn đến máy không chạy được. Trong trường hợp này, bạn nên tiến hành thay thế ổ cứng mới.
Hệ điều hành bị hỏng
Trong quá trình chạy máy Laptop thực hiện công việc, nó sẽ sản sinh ra khá nhiều file rác, phần ổ cứng thì bị hao mòn dữ liệu. Hệ điều hành rất dễ bị lỗi do nguyên nhân như máy nhiều file rác, có nhiều virut, bộ nhớ tạm quá đầy...
Những nguyên nhân khác khiến cho Laptop bị giật:
1. Lỗi ở RAM
Ram bị hỏng sẽ khiến cho Laptop bị giật. Đối với máy tính xách tay, để có thể tháo lắp Ram thì bạn tiến hành vặn chốt để mở nắp đậy ra sau đó kéo và giữ lẫy kẹp RAM rồi tiến hành kéo RAM về phía bạn một góc khoảng 45 độ và tiến hành đẩy RAM ra khỏi vị trí khe cắm. Sau đó, bạn tiến hành cắm RAM vào khe với một góc 45 độ, sau đó xoay nhẹ nhàng cho đến khi lẫy kẹp chặt lại RAM là xong.
Ram Laptop hỏng là nguyên nhân khiến Laptop bị giật lag
2. Lỗi ở bộ phận vi xử lý
Nếu bộ phận vi xử lý hỏng sẽ dẫn đến máy Laptop bị treo. Nhiều trường hợp CPU bị lỗi tuy nhiên vẫn có khả năng chạy được. Tuy nhiên nếu máy yêu cầu quá nhiều câu lệnh, nó không xử lý được khiến cho máy bị treo. Nếu như bộ phận CPU vẫn hoạt động bình thường, thì có thể bộ phận quạt làm mát của nó có vấn đề dẫn đến không có khả năng làm mát bộ phận CPU khiến cho máy bị treo.
3. Lỗi về phần card màn hình
Nếu như máy tính bị treo khi bạn tiến hành khởi động lại hệ điều hành, kết thúc chế độ dòng lệnh và bắt đầu vào màn hình theo chế độ đồ họa hoặc là khi máy tính đang phải tiến hành xử lý ảnh có một độ phân giải cao, tiến hành chơi game nặng thì nguyên nhân phần lớn là do lỗi card màn hình..
Cách khắc phục: Thay mới card màn hình hoặc là tiến hành vệ sinh card màn hình sao cho sạch sẽ.
4. Phần cứng bị lỏng lẻo
Các bộ phận cổng kết nối phần cứng nếu mà bị lỏng lẻo thì điều này sẽ khiến cho máy tính bị treo hoặc lag và hoạt động một cách chập chờn. Trong trường hợp này, bạn cần phải cắm chặt tất cả các card.
5. Nguồn điện sử dụng bị chập chờn
Nếu như nguồn điện mà bạn sử dụng bị chập chờn thì điều này sẽ dẫn đến việc máy Laptop của bạn bị đơ. Để có thể khắc phục được tình trạng này, bạn cần phải:
6. Bo mạch chủ bị hỏng. Đây là trường hợp ít xảy ra:
Bo mạch chủ mà bị hỏng cũng khiến cho máy tính Laptop của bạn bị khởi động lại liên tục. Để chắc chắn thì bạn cần phải sử dụng bo mạch khác để tiến hành kiểm tra. Tuy nhiên, trước tiên thì bạn cần phải làm sạch bo mạch để kiểm tra xem có phải nguyên nhân bo mạch bị bẩn quá sẽ làm cho máy tính bị khởi động lại hay là không. Trước khi làm sạch bo mạch, bạn cần phải tiến hành tắt điện máy.
BIOS bị lỗi là một lỗi điển hình của lỗi bo mạch chủ. Việc cập nhật BIOS cũng chính là việc cần làm lúc này.
7. Do lỗi xung đột phần mềm
Nhiều phần mềm xung đột với nhau cũng khiến cho Laptop bị giật lag. Chính bởi vậy bạn cần nghiên cứu kỹ trước khi tiến hành cài phần mềm nào vào trong máy.
Và, trên đây là hàng loạt các lỗi có thể làm máy tính bị treo, nếu các bạn cần hỗ trợ hoặc có ý kiến khác thì đừng ngại chia sẻ. Chúng tôi sẽ trợ giúp bạn.
Hiện tại chưa có ý kiến đánh giá nào về bài viết này. Hãy là người đầu tiên chia sẻ cảm nhận của bạn.
Copyright ® 2002 – 2017 tashop . All Rights Reserved