• CSKH: 098 929 3933
  • Hỗ trợ trực tuyến 
    Số 9 ngách 116 ngõ 141 phố Giáp Nhị, Hoàng Mai, Hà Nội
    Kinh doanh bán hàng
    Mr Đức: 098 929 3933
    Email: tashop.hanoi@gmail.com
    Bảo hành
    Mr Đức: 098 929 3933
    Email: tashop.hanoi@gmail.com
    Hotline
    098 929 3933
    Email: tashop.hanoi@gmail.com
  • Kết nối với chúng tôi

Cách chọn bộ nguồn cho máy tính

11-06-2018 08:57am

Bộ nguồn máy tính được coi là trái tim. Hiện nay, trên thị trường bán khá nhiều các loại bộ nguồn sử dụng trong máy tính. Điều này khiến cho những người sử dụng bị choáng ngợp. Vậy khi mua bộ nguồn của máy tính thì cần phải căn cứ vào những nguyên tắc nào? Với bài viết dưới đây, Tashop sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề này.

Có thể bạn quan tâm:

Nguồn máy tính

Vấn đề về công suất

Đây chính là vấn đề quan trọng khi bạn tiến hành lựa chọn một bộ nguồn tốt. Nếu bạn lựa chọn một bộ nguồn có công suất quá lớn thì sẽ gây ra vấn đề tốn kém mà không tận dụng được hết khả năng của bộ nguồn, trong khi đó nếu bạn lựa chọn bộ nguồn có công suất nhỏ thì lại có thể gây ra những hư hỏng không đáng có cho các linh kiện. Dựa vào cấu hình của máy, bạn có thể lựa chọn được cho mình một bộ nguồn phù hợp. Trên thị trường có bán các loại bộ nguồn như sau:

– Nguồn từ 300-350W: Loại này được sử dụng cho CPU lõi đơn hoặc lõi kép, 1 thanh RAM, đồ họa tích hợp, sử dụng cho 1-2 ổ cứng.

– Nguồn từ 350-450W: đây là loại CPU lõi kép, bao gồm 2 thanh RAM, card đồ họa tầm thấp (nếu bạn không yêu cầu nguồn phụ), sử dụng cho 2 ổ cứng.

– Nguồn từ 500-550W: loại này được sử dụng cho CPU lõi tứ, 2-4 thanh RAM, máy sử dụng card đồ họa tầm trung (yêu cầu một đầu cấp nguồn 6 chân), có thể sử dụng từ 2-4 ổ cứng.

– Nguồn từ 600-750W: loại này được sử dụng cho CPU lõi tứ, 4 thanh RAM, sử dụng card đồ họa tầm cao (hai đầu cấp nguồn trở lên), có thể vận hành cho 4 ổ cứng.

– Các loại nguồn trên 750W: Loại này được sử dụng cho các hệ thống chạy 2 CPU và nhiều card đồ họa (SLI hoặc CrossFire).

Tuy nhiên không phải loại nào cũng có thể đảm bảo công suất như trên bao bì. Nhất là đối với các dòng sản phẩm trôi nổi trên thị trường. Điều này rất nguy hiểm, vì khi máy tính mà đòi hỏi nguồn năng lượng lớn mà bộ nguồn không thể đáp ứng thì sẽ dẫn đến vấn đề nguồn bị bốc chát.

Từ đó dẫn tới yếu tố thứ hai cần chú ý khi lựa chọn nguồn máy tính.

 

Lựa chọn về mặt thương hiệu:

Nguồn máy tính được khá nhiều các hãng sản xuất. Trước đây, có hãng Cooler Master (CM) là hãng sản xuất nguồn đã chiếm lĩnh thị trường Việt Nam bằng quân bài “bộ nguồn với công suất thực”. Tuy nhiên bộ nguồn của hãng này cũng chỉ ở mức cơ bản và có chất lượng không giống như quảng cáo. Có những thương hiệu nguồn chất lượng mà bạn nên lựa chọn như sau:

– Cấp 1: Đây là các dòng nguồn cho chất lượng ổn định nhất, sử dụng linh kiện cao cấp, phù hợp với dân ép xung cũng như các hệ thống máy tính đắt tiền khác. Loại cấp 1 này bao gồm các thương hiệu nổi tiếng như Seasonic, Silverstone, Antec và Corsair (đều sử dụng nguồn của Seasonic).

- Cấp 2: Đây là sản phẩm tầm trung, có giá tiền ở mức trung bình. Dòng sản phẩm này không sử dụng linh kiện cao cấp như cấp 1 tuy nhiên chất lượng lại đảm bảo, bao gồm FSP, Acbel, Cooler Master và .Thermaltake.

- Cấp 3: Đây là bộ nguồn tầm thấp, chỉ đạt được  tiêu chuẩn của bộ nguồn sử dụng mà thôi. Loại bộ nguồn này sử dụng các linh kiện giá rẻ để cắt giảm chi phí, từ đó sẽ làm giảm chất lượng của các bộ nguồn. Điển hình của các loại bộ nguồn này chúng ta có thể kể đến Huntkey, Arrow và Golden Field.

- Cấp 4: Đây là dòng sản phẩm chất lượng thấp nhất, thường đi kèm với vỏ máy. Chất lượng cực kì tệ hại và có thể phá hủy cỗ máy tính bất cứ lúc nào. Loại này thường được gọi là nguồn ATX.

 

Giá thành

Bạn nên dành 10-15% chi phí mua máy tính để đầu tư cho bộ nguồn. Ví dụ, nếu như bạn mua một bộ máy giá 10 triệu, hãy đầu tư ít nhất là khoảng 900.000 đồng để mua một bộ nguồn chất lượng.

Có một số dòng bộ nguồn mà các bạn có thể tham khảo như sau:

– Dưới 500.000 đồng: Chúng ta có thể kể đến FSP GE-500 (300W) hoặc Acbel CE2 350.

– Dòng sản phẩm dưới 1 triệu đồng: Corsair VS450/550, FSP Saga 450W.

– Dòng sản phẩm dưới 2 triệu đồng: Seasonic S12II 520/620, M12II 520, JS750 hay Corsair GS600/700.

– Dòng sản phẩm dưới 3 triệu đồng: Seasonic M12II 620, SS-850HT (850W).

– Dòng sản phẩm dưới 5 triệu đồng: Các dòng Seasonic X, FSP Everest.

– Dòng sản phẩm rrên 5 triệu đồng: Seasonic X1050/X1250, P1000 hay Corsair AX.

 

Bạn nên sử dụng cáp rới hay cáp liền cho bộ nguồn?

Hiện tại, các bộ nguồn thường sử dụng cáp rời (modular cable). Chính bởi vậy mà bạn có thể tháo những bộ nguồn không cần thiết để cất đi. Điều này giúp việc đi dây trở nên gọn ghẽ hơn, đồng thời cải thiện nội thất bên trong máy tính, điều này giúp bạn lưu thông khí một cách dễ dàng. Một số bộ nguồn còn có thiết kế cáp rời toàn bộ (full modular), tuy nhiên điều này không thật sự cần thiết cho lắm.

Với các dòng sản phẩm bộ nguồn tầm trùng, bạn có thể lựa chọn loại nửa rời nửa cố định (semi-modular). Các loại dây chính của bộ nguồn như ATX 24 chân và CPU 8 chân thì sẽ được gắn cố định với nguồn, trong khi các dây cáp khác có thể tháo rời một cách tiện lợi.

Ở tầm thấp, những người sử dụng sẽ ít quan tâm đến việc trang trí và đi dây bên trong vỏ máy, chính bởi vậy bạn có thể chọn loại nguồn dùng cáp cố định để tiết kiệm chi phí. Bạn hãy lựa chọn các bộ nguồn có bọc lưới bên ngoài để có thể giữ gọn gàng và cải thiện khả năng lưu thông không khí.

Hãy là người tiêu dùng sáng suốt khi lựa chọn bộ nguồn cho chiếc máy tính của bạn.

Hot tags:
Nhận xét bài viết

Hiện tại chưa có ý kiến đánh giá nào về bài viết này. Hãy là người đầu tiên chia sẻ cảm nhận của bạn.

Sản phẩm đã xem

TASHOP HOÀNG MAI

Địa chỉ: Số 9 ngõ 141 Phố Giáp Nhị Hoàng Mai Hà Nội
Điện thoại: 098 929 3933 - Email: tashop.hanoi@gmail.com
[Bản đồ đường đi]

Copyright ® 2002 – 2017 tashop . All Rights Reserved

So sánh sản phẩm